
1. Phương pháp làm tăng độ chặt của đất nền, có cách khác:
a/ Làm chặt đất bằng tải trọng tĩnh (thường dùng các khối bê tông hoặc chất lên móng để nền chịu nén trước, nến chất bằng cát thì luôn phải tưới ẩm bằng nước lên cát và cát sẽ dùng san nền). Dây là một trong ba biện pháp cần quan tâm. Nếu là sét, sét pha cát ở trạng thái chảy hoặc cát mịn ở trạng thái bào hoà nước (no nước) thì đây là biện pháp hay được dùng.
b/ Làm chặt đất trên mặt bằng đầm( đầm nặng, đầm rung), xe lu,… Biện pháp này rất thông dụng, dùng cho mọi loại đất đá nhưng nền phải ít ẩm. Nếu dùng đầm máy, có thể đầm chặt được lớp đất yếu đến 2,5m.
c/ Làm chặt đất dưới sâu bằng cọc cát, cọc đất, cọc vôi, giếng cát, giếng cac tông, nổ mìn,…Biện pháp này dùng cho nhà cao trên 3m tầng và đất nền có độ rỗng lớn, ở trạng thái rời, bão hoà nước, đát có kết cấu dễ bị phá hoại và kém ổn định cho nền móng (đất cát rời, đất dính ở trạng thái chảy, đất bùn,…).
Cọc cát giúp nước trong đất thoát ra nhanh, làm cho đọ lún của nền chóng ổn định. Giá thành nền cọc rẻ hơn nền đệm cát, đẹm đất, móng cọc và dễ thi công. Do vậy, nền cọc cát thường được dùng, nhất là khi lớp đất yếu> 3m, nhưng không nên dùng khi đất nền quá nhão. Nếu thi công tốt thì nền cọc cát có thể tăng cường độ gấp 2,0 – 2,5 lần cho nền móng.
2. Phương pháp cải tạo sự phân bố ứng suất và điều kiện biến dạng của nền đất yếu. Đó là dùng đệm cát, đẹm đất, đệm sỏi, đệm đá hoặc bệ phản áp(thường dùng cho nền đường, bệ, đập,…)
Đệm cát có nhiều ưu điểm nên dùng nhiều, nhất là nơi sẵn cát. Tuy vậy, đệm cát phải dùng trên mực nước ngầm (MNN), vì nến nằm dưới MNN thì cát có thể di động, gây độ lún phụ thêm. Cát làm đệm cát là cát vừa, cát to tốt hơn cát nhỏ. Nếu trộn vào cát 20-30% đá dăm hoặc sỏi càng tốt.
Đệm đất kinh tế hơn đệm cát. Đất làm đệm đất là đất pha sét, đôi khi dùng cát pha sét hoặc sét. Đệm đất cũng không dung MNN.
Sau khi thi công xong đệm cát, đệm đất, nếu dùng biện pháp nén bằng tải trọng tĩnh thì càng tốt.
Đệm cát, đệm đất chỉ nên dùng khi lớp đất yếu trên mặt có chiều dày ≤ 3,0m.
Đệm đá – sỏi dùng khi MNN quá cao, không dùng đệm cát, đệm đất được. Do có độ cứng khá lớn, ứng suất không thay đổi theo chiều sâu, nên đệm đá – sỏi tỏ ra ưu việt khi lớp đất yếu trên mặt có chiều dày ≤ 3,0m và nằm trên MNN.
3. Các biện pháp xử lý nền móng bằng hoá – lý. Đó là phụt vữa xi măng, phụt nhựa tổng hợp, phụt nhựa bitum, điện thấm, điện hoá, silicat, nhiệt,…Các biện pháp này chủ yếu dùng để xử lý nền nhà đang sử dụng hoặc chống thấm cho nền móng.
4. Các biện pháp xử lý nền móng khác, như làm rãnh thoát nước cho nền, thấm ướt trước, hạ MNN,…
Các biện pháp xử lý nền phải theo TCXD 79 – 1980.