Home arrow Quy hoạch arrow Định vị Hồ Tây trong "Tầm nhìn Hà Nội 2050"
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024 23:50
Tin xây dựng
Xây tổ ấm
Ngành xây dựng
Kinh tế xã hội
Công nghệ xây dựng
Thủ tục pháp lý
Tủ sách xây dựng
Tin doanh nghiệp xây dựng
Giá VLXD tại Chợ xây dựng
Giá VLXD toàn quốc
Hỏi đáp xây dựng
Hội chợ xây dựng
Danh bạ doanh nghiệp
--------------------------------------------
Tìm kiếm
Catalogs sản phẩm Catalogs sản phẩm
Tin mới
Feeds
Banner
Banner
Banner
Định vị Hồ Tây trong "Tầm nhìn Hà Nội 2050" PDF Print E-mail
Thứ hai, ngày 18 tháng 5 năm 2009 18:44

Image
Ông Huỳnh Đăng Hy, Ảnh: ST
"Cần phải có ngay đồ án quy hoạch chi tiết cho Hồ Tây. Những văn bản, quy chế hiện hành đều chưa bảo vệ được, và hồ Tây thì đã đang bị xà xẻo ghê gớm" - Huỳnh Đăng Hy, Tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.

Đã 2 – 3 lần, Hồ Tây được đưa vào quy hoạch chung của thành phố, nhưng đến giờ này vẫn chưa có một đề án tổng thể nào được đưa ra, ông lý giải việc này như thế nào?

Ông Huỳnh Đăng Hy: Năm 1979, nguyên Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh khi làm việc về xem xét thiết kế và xây dựng Cung văn hoá thiếu nhi vị trí ở chỗ Nhà thi đấu Quần Ngựa bây giờ.

Ý tưởng thiết kế của Viện Nghiên cứu Quy hoạch Leningrad (Liên Xô) và Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn cùng nghiên cứu, thể hiện (đồ án đã được Chính phủ phê duyệt năm 1981) lúc bấy giờ là công trình đó nằm trong công viên văn hoá bao quanh Hồ Tây.

Đồng chí Trường Chinh tán thành ý tưởng này, và cho rằng phải giữ ý tưởng, bất di bất dịch. Nghĩa là quanh Hồ Tây phải là một công viên văn hoá nghỉ ngơi trung tâm của thủ đô Hà Nội.

Sau đó Hồ Tây được đưa vào đồ án quy hoạch chung của Hà Nội do Viện quy hoạch Bộ xây dựng lập phối hợp với phía Liên Xô thiết kế năm 1979 – 1981 thể hiện Hồ Tây là công viên văn hoá, là bộ mặt của thủ đô Hà Nội. Bao quanh khu công viên văn hoá này là một trục vành đai các tuyến phố chính của thành phố Hà Nội. Bao quanh vành đai đó là hệ thống cơ quan trụ sở chính trị xã hội văn hoá, dịch vụ của Việt Nam.

Từ những trục đường này có những đường nhánh đi sâu vào nội đô, trở thành một mạng lưới đường toả đi các hướng.

Từ mặt nước xanh, từ thảm cây trung tâm này có những làn cây xanh toả ra. Có nghĩa rằng đã có một quy hoạch khá tổng thể và hài hoà hiện đại cho khu vực Hồ Tây.

Hãy hình dung hồ Hoàn Kiếm và đường ven hồ Hoàn Kiếm là của thủ đô Hà Nội cũ, thì Hồ Tây chính là trung tâm Hà Nội mới.

Nếu có được một trung tâm như thế, chưa nói vấn đề kiến trúc thế nào nhưng đứng về mặt quy hoạch đã thể hiện tính độc đáo, có bản sắc. Đó là đồ án được duyệt năm 1981.

Image
Bản đồ khu vực Hồ Tây năm 1986


Nhưng lúc đó chúng ta còn khó khăn quá nên kế hoạch đã không thành hiện thực. Đồ án này bị thay vào một đồ án khác, không chú trọng đến khu vực Hồ Tây không ra gì. Sau này, một đồ án khác được duyệt năm 1998 cũng vậy.

Năm 2000 – 2001, hình thành quận Tây Hồ. Nói cách khác, Hồ Tây hiện nay thực chất là cái ao sau của các khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ và biệt thự này khác, chứ không phải. Chúng ta đang mất đi vật báu mà cái đó là trách nhiệm của những người thiết kế quy hoạch và quản lý.

Tại sao bây giờ vẫn để xây nhà sát mép hồ. Hiện tại Chính phủ đang xúc tiến quy hoạch tầm nhìn Hà Nội đến năm 2050. Theo địa giới hành chính mới được mở rộng của Hà Nội, xác định hình thái hệ thống đô thị trung tâm của Hà Nội. Nhưng nếu trong cấu trúc của bản thân đô thị trung tâm này không khai thác được cảnh quan Hồ Tây và bề mặt của sông Hồng và hệ thống sông hồ của Hà Nội thì đô thị này hoàn toàn không còn bản sắc.

Tầm nhìn 2050 phải thể hiện từ bây giờ

Image
Hồ Tây bị phá nát. Tại sao bây giờ vẫn để xây nhà sát mép hồ? Ảnh: Hoàng Hường

Nhưng việc Hồ Tây đang bị phá hỏng đã và đang diễn ra rất rõ ràng, ai cũng nhận thấy. Như ông vừa nói, Hồ Tây cũng được vài lần được đưa vào quy hoạch, nhưng hiện thực là đến nay nó vẫn chưa được bảo vệ thực sự, chưa có được vai trò xứng đáng trong lòng Hà Nội, đâu là nguyên nhân?

Điều này còn phụ thuộc vào tầm nhìn và nhận thức của những người có trách nhiệm. Có nhiều đề án quy hoạch, nhưng tôi cho rằng đây là những quy hoạch hỏng, kể cả đề án quy hoạch được duyệt năm 1991 và 1998. Cái hỏng lớn nhất là không đề xuất nhấn mạnh yếu tố sử dụng tôn tạo cảnh quan.

Cách làm quy hoạch hiện nay giống như thả mồi bắt bóng. Năm 2008 cũng có một quy chế quản lý Hồ Tây được ban hành, nhưng cũng chỉ quanh những vấn đề vụn vặt kiểu không nuôi cá, không sả nước thải xuống hồ này khác, đơn giản là kỹ thuật thuần tuý. Chưa có một quy hoạch nào thực sự có tầm nhìn và bền vững cho Hồ Tây.

Hãy nhìn ra các nước, họ tận dụng mặt nước tối đa. Các dòng sông, ao hồ để làm đẹp thành phố. Như dòng sông Scene là niềm tự hào của ngưòi Pháp. Mình đi sau mà không học tập những điều tốt của họ.

Hồ Tây đã bị lấn chiếm quá nhiều. Tôi đang rất quan tâm xem trong đồ án quy hoạch toàn Hà Nội sắp tới, Hồ Tây đã được đưa vào quy hoạch hay chưa. Tôi thấy người ta còn đang mải quan tâm đến quy hoạch vùng, hệ thống này khác, nhưng những vấn đề cấp thiết như Hồ Tây đây cũng không bỏ bên ngoài.

Nhắc đến Hà Nội, người ta nghĩ ngay đến khu trung tâm này, phải tập trung vào nó. Tầm nhìn có thể hiện được hay không chính nằm ở đây, và tầm nhìn đến 2050 phải được thể hiện từ bây giờ.

Chấm dứt “anh hùng nhất khoảnh”

- Nếu đặt ông vào vị trí người lập đồ án này, ông sẽ để Hồ Tây vào vị trí nào trong kịch bản cho Tầm nhìn Hà Nội 2050?

Theo quan điểm của tôi, nên quy hoạch khu Hồ Tây là trung tâm Hà Nội. Bao quanh là hệ thống trung tâm chính trị xã hội. Nhưng trước mắt phải dừng ngay mọi công trình xây dựng sai phép xung quanh Hồ Tây. Việc cho chia lô bán đất khu vực Phủ Tây Hồ sẽ làm hỏng không gian văn hoá và cảnh quan.

Để chấm dứt tình trạng “anh hùng nhất khoảnh”, đất nhà tôi tôi phân, việc cấp bách là cần có ngay một đồ án quy hoạch chi tiết cho Hồ Tây. Vì tất cả những quy hoạch hay quy chế quản lý từ trước giờ đều không bảo vệ được khu vực này bị xà xẻo, băm phá.

  • Hoàng Hường (Thực hiện)
GS Nguyễn Thế Bá: "Luật chưa nghiêm"

Việc cần làm hiện nay là đánh giá lại quy hoạch Hồ Tây xem cái nào cần giữ, cái nào cần thay đổi tôn tạo, cái nào huỷ hoại cảnh quan môi trường thì phải cương quyết xử lý.

 

Hiện chúng ta mới làm được con đường bao quanh để giữ hồ, nhưng chưa đủ. Từ góc độ quy hoạch, tôi thấy không thể sử dụng những góc khác nhau của hồ Tây như nhau. Nhưng tất cả những áp dụng này đều phải được cụ thể hoá bằng luật, đôi khi một câu chữ thôi cũng đủ để ai đó tận dụng làm sai theo mục tiêu của họ.

 

Chính vì chưa làm theo luật, và chưa có quy hoạch chung nên ta vẫn giữ cách làm tuỳ tiện: ai xin thì cho, hoặc ai có thì cứ tự xây dựng vun vén trên không gian riêng của họ, vì vậy ta nhất thiết phải có một dự án đến nơi đến chốn và có luật nghiêm khắc.

Luật của ta nếu chỉ dừng lại như hiện nay giống như luật chỉ nằm trên ngọn nhưng không chạm đến phần gốc của vấn đề. Những người thực thi quy hoạch và người hưởng quyền lợi và doanh nghiệp và người dân phải chịu sự không chế của những tiêu chí mà luật đề ra.

 

Quy hoạch chính là công tác nghiên cứu để phát triển tổng thể, cân bằng sự phát triển toàn thành phố. Lẽ ra, khi đã thống nhất rồi thì phải giữ để những người thừa hành, kế nhiệm tiếp tục kế thừa phát triển, chứ không thể người này chưa làm xong người khác đã phủi đi hoặc sửa chữa theo hướng chủ quan của họ.

 

Theo http://tuanvietnam.net

Cập nhật cuối cùng ( Thứ hai, ngày 18 tháng 5 năm 2009 19:00 )
Banner
  Đánh dấu trang
Mạng xã hội
Trang Facebook - Chợ xây dựng Trang Google Cộng - Chợ xây dựng
Sản phẩm mới
  • M405-2 men bóng - 88.400 đ
    thumb

    Đây là dòng sản phẩm bề mặt được phủ lớp men kính (bóng như gương) gồm nhiều họa tiết vân đá, hoa văn được phối màu, thiết kế đẹp mắt, hoa văn độc đáo, trang nhã. Các hoạ tiết của sản phẩm được tạo nên bởi nhiều lớp in lưới tạo ra độ sâu của hoạ tiết.

    Kích thước 40x40cm. Chất lượng loại 2.

  • R01-Ngói Viglacera - 15.600 đ
    thumb

    R01-Sản phẩm ngói tráng men Ceramic dùng để lợp các mái, các viên ngói được liêt kết với nhau bằng ốc vít

  • ABC.3635I - 1.424.500 đ
    thumb

    ABC.3635I - loại 3bóng x 1.2m, sản phẩm giúp tăng hiệu suất chiếu sáng cho bóng, tiết kiệm điện năng và không gây chói.

  • P.KC12JKH - 7.500.000 đ
    thumb

    P.KC12JKH là sản phẩm máy điều hoà nhiệt độ Panasonic loại 2 cục 1 chiều lạnh, sản phẩm đảm bảo chính hãng và được nhập khẩu nguyên chiếc từ Malaysia.

  • PEXA28RC - Đèn thoát hiểm - 1.099.000 đ
    thumb

    PEXA28RC - Đèn thoát hiểm

  • HV1900 Máy phun sơn Earlex - 2.960.000 đ
    thumb

    HV1900 là máy phun sơn đa dụng do hãng Earlex - Anh Quốc sản xuất.

    Đây là lựa chọn số một cho khách hàng có nhu cầu sơn không thường xuyên, và có giá cả cạnh tranh.

  • HV5000 Máy phun sơn Earlex - 7.780.000 đ
    thumb

    HV5000 là máy phun sơn đa dụng loại lớn do hãng Earlex - Anh Quốc sản xuất.

    Đây là loại máy lý tưởng cho thợ sơn, phù hợp với việc sử dụng cho các công trình nhỏ và vừa.

  • VES.OLD25 - 42.600 đ
    thumb

    VES.OL25 là sản phẩm ống nhựa Vesbo, loại có đường kính 25mm và độ dày ống là 2.3mm.

  • VCS15 Van cửa Sanwa 15 - 98.440 đ
    thumb

    Van cửa SANWA được sản xuất bởi Công ty TNHH Hợp kim ASAHI – Thái Lan. Nhãn hiệu SANWA đã được đăng ký và bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam theo quyết định số: 3457/QĐ-SHTT ngày 26/03/2007.

  • STC20 - Măng sông D20 - 15.180 đ
    thumb

    Phụ kiện ống HDPE nối nhanh nhãn hiệu con cá - FISH, được nhập khẩu trực tiếp từ Malaysia. Đường kính D20

Who's Online
We have 153 guest online
GOOS Media Trang tin tức của Công ty dịch vụ hàng hoá trực tuyến
Chứng nhận thanh toán bảo đảm

Chợ xây dựng Hà nội: Công ty TNHH Thương mại Dương Linh

Showroom: 1B Ngõ 5, Tổ 19, Thị Trấn, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội

Tel: 04.37737548; Fax: 04.38370082

Email Phòng kinh doanh: sale@choxaydung.vn

Chợ xây dựng Sài Gòn: Công ty TNHH SX-TM Đăng Hải

Địa chỉ: Số 140, Tô Hiến Thành, P15, Quận 10, Tp.HCM

Tel: 08.38620524; Fax: 08.38633011;

Email: saigonRep@choxaydung.vn